[RECAP] THE CONFERENCE “CONTROLLING TIME FOR SUBMISSION OF EVIDENCE IN ARBITRATION]
(Tiếng anh được trình bày bên dưới)
(English caption below)
Ngày 28/03/2025, Trường Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG-HCM (UEL) đã phối hợp cùng Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức Hội thảo “Kiểm soát thời hạn giao nộp chứng cứ trong tố tụng trọng tài” thuộc chuỗi sự kiện Diễn đàn Trọng tài – Hoà giải 2025. Trong phần phát biểu chào mừng TS. Đào Gia Phúc (Viện trưởng, Viện Pháp luật Quốc tế và So sánh, Trường Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG-HCM) mong muốn duy trì quan hệ hợp tác giữa UEL và VIAC, tạo diễn đàn trao đổi chuyên sâu về trọng tài thương mại, và góp ý hoàn thiện cơ chế kiểm soát thời hạn giao nộp chứng cứ trong tố tụng trọng tài.
Trong đó, IICL có 02 bài tham luận được trình bày tại Hội thảo:
(i) Bài tham luận “Quản lý chứng cứ từ hai góc nhìn: Luật sư và Người phán xử” do PGS. TS Võ Trí Hảo (Chuyên gia, Viện Pháp luật Quốc tế và So sánh, Trường Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG-HCM) trình bày;
(ii) Bài tham luận “Thời hạn cung cấp chứng cứ: quan điểm và chế tài” do TS Lê Nguyễn Gia Thiện (Trưởng nhóm nghiên cứu, Viện Pháp luật Quốc tế và So sánh, Phó Trưởng Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG-HCM) trình bày.
Hội thảo đã làm rõ những khó khăn trong kiểm soát thời hạn giao nộp chứng cứ và đề xuất các giải pháp thiết thực: tăng cường vai trò chủ động của người giải quyết vụ án, hỗ trợ từ tòa án khi cần, kiểm soát chiến lược trì hoãn chứng cứ, và cho phép Hội đồng trọng tài từ chối chứng cứ nộp muộn nếu không có lý do chính đáng cũng như cần có chế tài nghiêm ngặt.
Phiên thảo luận diễn ra sôi nổi với sự điều phối của PGS. TS Võ Trí Hảo và Luật sư Châu Việt Bắc (Phó Tổng Thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)) đã thu về được sự góp ý, xây dựng và phản biện từ phía các chuyên gia và đại biểu về những vấn đề thực tiễn trong quản lý chứng cứ và thời hạn cung cấp chứng cứ trong tố tụng trọng tài. Bà Ủ Thị Bạch Yến khẳng định Tòa án không can thiệp vào nội dung phán quyết trọng tài, trừ khi có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục theo Luật TTTM. Các quy định của Luật TTDS không mặc nhiên áp dụng trong tố tụng trọng tài, đảm bảo nguyên tắc độc lập và tự do thỏa thuận của các bên. TS Lê Nguyễn Gia Thiện chia sẻ: “Bản chất Luật Trọng tài thương mại là sự kết hợp giữa luật hình thức và luật nội dung do đó luật này mang tính lưỡng tính. Nếu các bên chọn VIAC để giải quyết, chỉ khi nào VIAC trái với Luật Trọng tài thương mại 2010 thì mới có cơ sở đề hủy phán quyết. Trường hợp Luật Trọng tài thương mại không thể dự liệu hết tất cả mọi vấn đề (luật không có quy định) thì trọng tài sẽ quyết định. Đây là biểu hiện của nguyên tắc thẩm quyền trong thẩm quyền (CHLB Đức). Trọng tài trong một số trường hợp cần sự hỗ trợ của tòa án để vận hành trơn tru hơn nhưng không thể căn cứ vào đó để kết luận tố tụng trọng tài là một phần của tố tụng dân sự”. Phiên làm việc không chỉ mang đến các góc nhìn đa chiều từ luật sư, nguyên thẩm phán mà còn tổng hợp các ý kiến từ các giảng viên, sinh viên đóng góp nhằm hoàn thiện cơ chế kiểm soát thời hạn giao nộp chứng cứ, hướng đến sự minh bạch, công bằng và hiệu quả hơn trong thực tiễn giải quyết tranh chấp.
Hội thảo đã khép lại với nhiều góc nhìn đa chiều, ý kiến đóng góp và đề xuất thiết thực từ chuyên gia tham dự cho việc sửa đổi, bổ sung Luật Trọng tài thương mại 2010. Hội thảo đã diễn ra thành công với sự tham gia của các chuyên gia khác như bà Ủ Thị Bạch Yến (Nguyên Thẩm phán Tòa Kinh tế Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh, Trọng tài viên VIAC), LS. Nguyễn Thị Thanh Minh (Cố vấn cấp cao, Trưởng bộ phận giải quyết tranh chấp ACSV Legal. Cùng với sự tham dự của hơn 100 người tham dự bao gồm các nhà nghiên cứu, Quý Thầy/Cô, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên.
On March 28, 2025, the University of Economics and Law, VNU-HCM (UEL), in collaboration with the Vietnam International Arbitration Center (VIAC), organized the conference “Controlling Time for Submission of Evidence in Arbitration” as part of the Arbitration – Mediation Forum 2025 series.
Dr. Dao Gia Phuc (Managing Director of the Institute of International and Comparative Law, University of Economics and Law, VNU-HCM) emphasized the importance of maintaining cooperation between UEL and VIAC. He expressed his hope that the conference would serve as a specialized forum on commercial arbitration and contribute ideas to improve the mechanism for controlling the time limits for submitting evidence in arbitration proceedings.
The Institute of International and Comparative Law (IICL) presented two papers at the conference: (i) “Managing Evidence from Two Perspectives: Lawyers and Arbitrators” presented by Assoc. Prof. Dr. Vo Tri Hao (Senior Expert, Institute of International and Comparative Law, University of Economics and Law, VNU-HCM); (ii) “Time Limit for Providing Evidence: Opinions and Sanctions” presented by Dr. Le Nguyen Gia Thien (Researcher Director, Institute of International and Comparative Law).
The conference clarified the difficulties in controlling the time limits for submitting evidence and proposed practical solutions, such as enhancing the proactive role of the Arbitral Tribunal, allowing court assistance when necessary, controlling evidence delay strategies, and permitting the Arbitral Tribunal to reject late evidence submissions without a valid reason and sanctions.
The discussion session, moderated by Assoc. Prof. Dr. Vo Tri Hao and Lawyer Chau Viet Bac (Deputy Secretary-General of the Vietnam International Arbitration Center (VIAC)), attracted contributions, constructive feedback, and critiques from experts and delegates on practical issues related to evidence management and submission deadlines in arbitration proceedings. Assoc. Prof. Dr. U Thi Bach Yen emphasized that courts do not intervene in the content of arbitral awards unless there are serious procedural violations under the Commercial Arbitration Law. Dr. Le Nguyen Gia Thien highlighted the dual nature of the Commercial Arbitration Law, combining procedural and substantive law. He also noted that if parties choose VIAC for dispute resolution, an arbitral award can only be annulled if VIAC violates the 2010 Commercial Arbitration Law. In cases where the law does not provide specific regulations, arbitrators have jurisdiction to decide based on the “Kompetenz-Kompetenz” principle (Germany). While arbitration may require court support in certain situations, this does not imply that arbitration proceedings are merely a part of civil litigation.
The session not only provided diverse perspectives from lawyers and former judges but also gathered insights from lecturers and students to improve the mechanism for controlling evidence submission deadlines, aiming for greater transparency, fairness, and efficiency in dispute resolution practices.
The conference concluded with numerous valuable contributions and practical recommendations from attending experts regarding amendments and supplements to the 2010 Commercial Arbitration Law. The event was successfully held with the participation of experts such as Assoc. Prof. Dr. U Thi Bach Yen (Former Judge of the Economic Court, Ho Chi Minh City People’s Court, Arbitrator at VIAC), Lawyer Nguyen Thi Thanh Minh (Senior Advisor, Head of Dispute Resolution at ACSV Legal). The conference also attracted more than 100 attendees, including researchers, lecturers, doctoral candidates, master’s students, and undergraduate students.