📌 Năm 2021-2022, Trường Đại học Kinh tế – Luật với đầu mối là Viện pháp luật quốc tế và so sánh, đã ứng tuyển và triển khai sáng kiến cho tài trợ đợt 3 của Quỹ Thúc đẩy Sáng kiến Tư Pháp (Quỹ JIFF) được tài trợ bởi EU và quản lý bởi Bộ Tư Pháp với nội dung: “Chương trình tập huấn và trợ giúp pháp lý cho đối tượng người dân tham gia vào công tác quản lý bảo vệ rừng và sống phụ thuộc vào rừng tại địa bàn huyện Cần Giờ, TP.HCM”. Dự án thực hiện thành công đã góp phần nâng cao nhận thức pháp luật về bảo vệ rừng gắn liền với phát triển sinh kế đến với 1548 người dân thuộc 03 nhóm đối tượng dân cư là hộ dân được giao khoán bảo vệ rừng, hộ nghèo sống phụ thuộc vào rừng và trẻ em trên địa bàn huyện Cần Giờ, TP.HCM. Tiếp nối thành công đó, Trường Đại học Kinh tế – Luật rất vui mừng khi sáng kiến “Tăng cường năng lực tiếp cận công lý môi trường cho các nhóm đối tượng yếu thế sống phụ thuộc vào rừng trên địa bàn TP.HCM” tiếp tục là một trong các sáng kiến nhận được nhận tài trợ đợt 4 thông qua Quyết định số 2135/BTP-HTQT ngày 29/5/2023 của Bộ Tư pháp về việc thông báo kết quả phê duyệt và Quyết định số 6064/VP-DA của Văn phòng UBND TP.HCM ngày 20/6/2023 về việc Trường Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG-HCM được triển khai dự án trên địa bàn TP.HCM.
📌 Để khởi động cho dự án, ngày 29/9/2023, Trường Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG-HCM với đơn vị đầu mối tổ chức là Viện Pháp luật Quốc tế và So sánh đã triển khai thành công Hội thảo Khởi động dự án “Tăng cường năng lực tiếp cận công lý môi trường cho các nhóm đối tượng yếu thế sống phụ thuộc vào rừng trên địa bàn TP.HCM” và Hội thảo tham vấn, lấy ý kiến người dân cho Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính Phủ.
📌 Về phía Trường Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG-HCM, hội thảo vinh dự đón tiếp PGS.TS. Lê Vũ Nam (Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế – Luật), ĐHQG-HCM); TS. Đào Gia Phúc (Quản lý dự án, Viện trưởng Viện Pháp luật Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG-HCM).
📌 Về phía đại diện các đơn vị hợp tác thực hiện dự án, đại diện cơ quan nhà nước có liên quan, hội thảo vinh dự đón tiếp bà Nguyễn Thị Mai Hiên (Phó Vụ trưởng, Vụ Pháp chế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển – Nông thôn); TS Huỳnh Đức Hoàn (Trưởng Ban, BQL Rừng Phòng hộ huyện Cần Giờ); bà Nguyễn Thị Ngọc Thúy (Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, huyện Cần Giờ); ông Huỳnh Thanh Tú (Phó Trưởng ban, BQL Rừng Phòng hộ huyện Bình Chánh – Củ Chi); ThS Bùi Nguyễn Thế Kiệt (Trưởng Phòng Quản lý Tài nguyên và môi trường, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ); TS Trần Quang Văn (Trưởng nhóm chuyên gia nghiên cứu và khảo sát về khả năng tiếp cận các quyền liên quan đến môi trường của người dân thuộc các nhóm yếu thế sống phụ thuộc vào rừng tại TP.HCM).
📌 Và sự hiện diện của hơn 80 đại biểu là các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, và đặc biệt là đại diện người dân đang sinh sống và làm việc tại huyện Cần Giờ, TP.HCM. Sự kiện cũng có sự tham gia đưa tin của nhiều cơ quan truyền thông như Đài Truyền hình Việt Nam VTV9, VTV News, HTV.
📌 Phát biểu khai mạc, PGS.TS Lê Vũ Nam khẳng định Trường Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG-HCM bên cạnh các hoạt động truyền thống như đào tạo và nghiên cứu hàn lâm còn quan tâm hướng đến các nghiên cứu, hoạt động phục vụ cộng đồng. Nhà trường tin rằng việc triển khai thành công dự án trong đợt tài trợ lần thứ 3 và được phê duyệt tiếp tục mở rộng dự án trong đợt tài trợ lần 4 sẽ tiếp tục giúp nâng cao nhận thức và tăng cường cơ hội được hỗ trợ pháp lý về quyền môi trường cho 1.632 người dân, cán bộ tại huyện Cần Giờ, Củ Chi và trẻ em (THCS) tại huyện Cần Giờ, TP.HCM, cũng như đề xuất các kiến nghị về mặt chính sách, pháp luật có liên quan. Đại diện Ban Giám hiệu nhà Trường, PGS.TS Lê Vũ Nam gửi lời cảm ơn đến các đơn vị đối tác, người dân tại Huyện Cần Giờ.
(PGS.TS Lê Vũ Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG-HCM phát biểu khai mạc)
(TS. Huỳnh Đức Hoàn, trưởng ban, Ban Quản Lý Rừng Phòng hộ huyện Cần Giờ phát biểu chào mừng)
(TS Đào Gia Phúc – Quản lý dự án, Viện trưởng, Viện Pháp luật Quốc tế và So sánh, Trường Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG-HCM giới thiệu dự án và các hoạt động dự kiến triển khai trên địa bàn TP.HCM)
📌 Tại phiên thảo luận đại diện các đơn vị phối hợp thực hiện sáng kiến bao gồm Vụ Pháp chế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; BQL Rừng Phòng hộ huyện Cần Giờ; BQL Rừng Phòng hộ huyện Bình Chánh – Củ Chi; Hội Liên hiệp Phụ nữ, huyện Cần Giờ và đại diện người dân đang sinh sống tại huyện Cần Giờ lần lượt phát biểu và thống nhất phương hướng thực hiện dự án trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, lễ ký kết Thỏa thuận phối hợp thực hiện dự án được tiến hành với đại diện của các đơn vị phối hợp.
(Bà Nguyễn Thị Mai Hiên đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phát biểu tại phiên thảo luận)
(ThS Bùi Nguyễn Thế Kiệt đại diện Ban Quản Lý Rừng Phòng hộ huyện Cần Giờ tại phiên thảo luận)
(Ông Huỳnh Thanh Tú đại diện BQL Rừng Phòng hộ huyện Bình Chánh – Củ Chi tại phiên thảo luận)
(Bà Nguyễn Thị Ngọc Thúy đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ, huyện Cần Giờ tại phiên thảo luận)
(Đại diện người dân – anh Trần Thanh Tùng – Phân Khu III phát biểu cảm nghĩ và những mong đợi đối với dự án tại phiên thảo luận)
(Đại diện các đơn vị thực hiện ký kết “Thỏa thuận phối hợp thực hiện dự án”
đánh dấu sự khởi đầu của dự án)
📌 Tiếp nối chương trình, Hội thảo tham vấn, lấy ý kiến người dân cho Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính Phủ được diễn ra với sự điều phối của Vụ Pháp chế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển – Nông thôn.
(Bà Nguyễn Thị Vân (Chuyên viên, Vụ pháp chế, Bộ NN& PTNT) lên điều phối phần tham vấn, lấy ý kiến người dân về Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ)
(Đại diện của Chi cục Kiểm lâm TP.HCM và hạt kiểm lâm huyện Cần Giờ
tham dự và phát biểu tại Hội thảo)
📌 Phát biểu bế mạc, TS. Đào Gia Phúc cảm ơn sự tham gia và đóng góp của Quý đối tác, đại biểu, khách mời và những người dân tại huyện Cần Giờ. Hội thảo là hoạt động mở đầu cho Dự án “Tăng cường năng lực tiếp cận công lý môi trường cho các nhóm đối tượng yếu thế sống phụ thuộc vào rừng trên địa bàn TP.HCM” (từ tháng 6/2023 đến tháng 5/2024) cũng như mở ra nhiều những cơ hội nghiên cứu, hợp tác phối hợp giữa các bên trong thời gian tới.
(TS. Đào Gia Phúc đại diện Trường Đại học Kinh tế – Luật phát biểu bế mạc chương trình)
📍Một số hình ảnh tại Hội thảo: