[RECAP] FORUM “IMPROVING THE LEGAL FRAMEWORK FOR COMPENSATION FOR DAMAGES IN THE FIELD OF ATOMIC ENERGY”]
(Tiếng anh được trình bày bên dưới)
(English caption below)
Công nghệ hạt nhân là một lĩnh vực đặc thù, đòi hỏi một khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh, minh bạch và đồng bộ, đặc biệt trong các vấn đề an toàn, an ninh hạt nhân và cơ chế bồi thường thiệt hại khi xảy ra sự cố. Đây là nội dung trọng tâm được các chuyên gia, diễn giả thảo luận tại Tọa đàm.
Trong bài tham luận của mình, TS. Đào Gia Phúc (Viện trưởng Viện Pháp luật Quốc tế và So sánh, Trường Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG-HCM) đã chia sẻ những kinh nghiệm quốc tế về bồi thường thiệt hại hạt nhân. Theo đó, hiện nay trên thế giới có ba công ước quốc tế liên quan đến bồi thường thiệt hại hạt nhân: Công ước Vienna, Công ước Paris và Công ước bổ sung (CSC). Tuy nhiên, Việt Nam hiện chưa tham gia vào bất kỳ công ước nào trong số này. Vì vậy, TS. Đào Gia Phúc đã đề xuất Việt Nam cần sớm tham gia một trong các công ước trên để thể hiện trách nhiệm quốc tế.
Một số vấn đề khác cũng được đặt ra tại Tọa đàm, như quy định loại trừ trách nhiệm bồi thường trong các trường hợp bất khả kháng và thời hiệu bồi thường thiệt hại liên quan đến sức khỏe do sự cố bức xạ, hạt nhân gây ra. Các triệu chứng do bức xạ có thể không bộc phát ngay lập tức mà kéo dài đến hàng chục năm, thậm chí có thể di truyền sang thế hệ sau, gây khó khăn trong việc xác định mức độ và nguyên nhân thiệt hại.
Lịch sử đã ghi nhận nhiều thảm họa trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, như thảm họa Fukushima (Nhật Bản), Chernobyl (Ukraine), hay sự cố tại lò phản ứng số 2 ở bang Pennsylvania (Hoa Kỳ). Tuy nhiên, TS. Lê Chí Dũng (Chuyên gia về pháp quy hạt nhân, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam) khẳng định chúng ta cần học hỏi từ những thảm họa này để xây dựng một hệ thống pháp lý chặt chẽ và bảo đảm an toàn. Ông cũng đề xuất Việt Nam cần tuân thủ các chuẩn mực của IAEA (Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế).
Dự kiến nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam tại Ninh Thuận sẽ đi vào vận hành vào năm 2031, muộn nhất là 2035. Báo cáo tổng kết của Tọa đàm sẽ được hoàn thiện thành báo cáo chính sách gửi đến các cơ quan liên quan, nhằm đề xuất sửa đổi, hoàn thiện Luật Năng lượng nguyên tử – dự kiến trình Quốc hội vào Kỳ họp thứ 9 vào ngày 05/5/2025.
Tọa đàm đã diễn ra thành công vào ngày 18/4/2025 với hai phiên làm việc, thu hút hơn 80 chuyên gia, diễn giả và nhà nghiên cứu tham gia. Tại phiên toàn thể, 04 bài tham luận được trình bày bởi ông Đinh Ngọc Quang (Trưởng phòng Pháp chế và Hợp tác quốc tế, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Bộ Khoa học và Công nghệ), TS. Lê Chí Dũng, TS. Đào Gia Phúc và PGS.TS. Đoàn Thị Phương Diệp (Trưởng phòng Thanh tra Pháp chế, Trường Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG-HCM). Phiên thảo luận bàn tròn do TS. Nguyễn Thị Thanh Xuân (Trưởng Bộ môn Luật Kinh Doanh, Trường Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG-HCM) điều phối.
Trong phần phát biểu tổng kết, TS. Đào Gia Phúc khẳng định đây là sự kiện mở đầu cho chuỗi các hoạt động tiếp theo trong khuôn khổ Đề án “Hoàn thiện khung pháp luật về bồi thường thiệt hại sự cố bức xạ hạt nhân hướng đến mục tiêu giảm phát thải ròng về 0”.
Nuclear technology is a specialized field that requires a complete, transparent, and cohesive legal framework, especially in areas related to nuclear safety, security, and compensation mechanisms in the event of an accident. This is the main focus discussed by experts and speakers at the Forum.
Dr. Đào Gia Phuc (Managing Director of the Institute of International and Comparative Law, University of Economics and Law, VNU-HCM) shared international experiences regarding nuclear damage compensation. Dr. Đào Gia Phuc highlighted that there are currently three international conventions related to nuclear damage compensation: the Vienna Convention, the Paris Convention, and the Supplementary Convention (CSC). However, Vietnam has not yet entered into any of these conventions. Therefore, Dr. Đào Gia Phúc suggested that Vietnam should soon enter into one of these conventions to demonstrate its international responsibility.
Other issues were raised during the Forum, such as the exclusion of liability for compensation in cases of force majeure and the statute of limitations for health damage claims related to radiation and nuclear accidents. The symptoms from radiation may not appear immediately but can develop over decades or even be passed down to future generations, complicating the identification of the extent and causes of damage.
History has recorded several nuclear disasters, including the Fukushima disaster (Japan), Chernobyl (Ukraine), and the incident at Reactor 2 in Pennsylvania (USA). However, Dr. Le Chi Dung (Nuclear Regulatory Expert, Vietnam Atomic Energy Institute) emphasized that we must learn from these disasters to build a robust legal system and ensure safety. He also proposed that Vietnam should adhere to IAEA (International Atomic Energy Agency) standards.
Vietnam’s first nuclear power plant in Ninh Thuận is expected to be operational by 2031, at the latest by 2035. The summary report of the Forum will be finalized and submitted as a policy report to relevant agencies to propose amendments and improvements to the Atomic Energy Law, which is expected to be presented to the National Assembly in the 9th session on May 5, 2025.
The Forum successfully took place on April 18, 2025, with two working sessions with over 80 participated includes experts, speakers, and researchers. In the plenary session, four presentations were delivered by Mr. Đinh Ngoc Quang (Head of the Legal Affairs and International Cooperation Department, Radiation and Nuclear Safety Authority, Ministry of Science and Technology), Dr. Lê Chí Dũng, Dr. Đào Gia Phúc, and Associate Professor Dr. Doan Thi Phuong Diep (Head of the Legal Inspection Department, University of Economics and Law, VNU-HCM). The roundtable discussion was coordinated by Dr. Nguyen Thi Thanh Xuan (Head of the Department of Business Law, University of Economics and Law, VNU-HCM).
In the closing speech, Dr. Đào Gia Phúc confirmed that this forum is the beginning of a series of activities under the project “Enhancing the Legal Framework for Nuclear Radiation Damage Compensation Towards the Goal of Net Zero Emissions.”
Detailed information about the forum is available at: